Chương trình xây dựng và phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo
Chương trình xây dựng và phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền; đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập của người dân, đảm bảo an ninh quốc phòng ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 964/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2015 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
QUYẾT ĐỊNH:
I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu tổng quát:
Chương trình xây dựng và phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền; đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập của người dân, đảm bảo an ninh quốc phòng ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
2. Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu cụ thể của Chương trình đến năm 2020 như sau:
a) Đạt mức tăng trưởng hàng năm về giá trị của tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 - 2020 khoảng 10% - 12%.
b) Phát triển các sản phẩm, hàng hóa có thương hiệu là đặc trưng, đặc sản, tiềm năng, lợi thế của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo để đưa vào các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trong cả nước và xuất khẩu.
c) Phát triển nguồn nhân lực quản lý thương mại trên địa bàn, bảo đảm 100% cán bộ quản lý thương mại thuộc đối tượng của Chương trình được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về phát triển thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
d) Số lượng thương nhân, doanh nghiệp có năng lực thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại ở tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo mỗi năm tăng trung bình 8-10% trong giai đoạn 2015 - 2020.
đ) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu các văn bản quy phạm pháp luật quy định cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thống nhất, đồng bộ, không chồng chéo, mâu thuẫn với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
e) Phát triển sản phẩm, hàng hóa tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng tham gia hệ thống phân phối tiêu thụ trên thị trường nội địa và xuất khẩu.
g) Xây dựng hệ thống phân phối hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo chuỗi, liên kết chặt chẽ trong quá trình kinh doanh, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ trên thị trường khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
h) Góp phần xây dựng nông thôn mới, phát triển hạ tầng giao thông nông thôn, giảm nghèo bền vững khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; nâng cao thu nhập của người dân khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; củng cố an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền quốc gia trên địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Phạm vi địa bàn thực hiện Chương trình:
Thực hiện trên phạm vi địa bàn 287 huyện có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn thuộc khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.
Thời gian thực hiện: Chương trình được thực hiện từ năm 2015 đến hết năm 2020.
2. Đối tượng của Chương trình
a) Tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động thương mại tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
b) Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia vào hoạt động quản lý, thực hiện Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
c) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác có liên quan.
III. NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Nghiên cứu, xây dựng và phát triển hệ thống chính sách, pháp luật đặc thù về phát triển thương mại khu vực biển và hải đảo:
a) Nghiên cứu xây dựng chiến lược, kế hoạch đặc thù phát triển thương mại biển và hải đảo đối với từng vùng, từng khu vực hoặc từng huyện đảo, xã đảo.
b) Xây dựng, áp dụng và phát triển cơ chế “biên mậu trên biển” đối với một số huyện đảo, xã đảo.
2. Khuyến khích phát triển thương nhân, các loại hình doanh nghiệp hoạt động thương mại tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo:
a) Phát huy các doanh nghiệp do chính cư dân khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo quản lý và điều hành.
b) Tổ chức trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo với các thương nhân trong và ngoài nước.
c) Xây dựng và phát triển mối quan hệ, liên kết bạn hàng giữa các thương nhân tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo cũng như với các thương nhân trong và ngoài nước.
d) Đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp hoạt động thương mại tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
3. Khuyến khích phát triển mặt hàng là lợi thế phát triển của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo:
a) Khuyến khích đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ đối với hàng hóa là lợi thế phát triển của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
b) Thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa là lợi thế phát triển của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thông qua hệ thống phân phối trên thị trường nội địa.
c) Khuyến khích một số mặt hàng là lợi thế phát triển của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo xuất khẩu ổn định ra thị trường quốc tế.
4. Xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo:
a) Xây dựng, thiết lập hệ thống dịch vụ kho bãi, gia công, chế biến, bao bì, đóng gói, nhãn mác, giao nhận, vận chuyển hàng hóa, tài chính, ngân hàng.
b) Xây dựng hệ thống kho hàng tại các hải đảo.
c) Xây dựng và phát triển các điểm phân phối tổng hợp tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
d) Xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ thanh toán, tài chính, ngân hàng tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
đ) Xây dựng mô hình phân phối đặc thù phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
5. Xây dựng và phát triển hoạt động đối với chợ miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo:
a) Rà soát, đánh giá hiệu quả các hoạt động tại chợ miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
b) Xây dựng hạ tầng chợ miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo từ ngân sách Trung ương.
c) Khuyến khích địa phương kêu gọi hỗ trợ vốn đầu tư phát triển chợ từ các nguồn kinh phí của các tổ chức, đơn vị hợp tác.
6. Tăng cường năng lực cho công chức, viên chức của tỉnh, huyện, xã về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
7. Tuyên truyền, quảng bá đối với phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo:
a) Phát hành ấn phẩm “Hàng hóa thương hiệu miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo Việt Nam”.
b) Xây dựng chuyên trang thông tin về sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên cổng thông tin điện tử hiện có.
8. Đối với các hoạt động khác trong phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo thì áp dụng lồng ghép các quy định hiện hành có liên quan:
a) Các hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo thực hiện theo quy định tại Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.
b) Các hoạt động xúc tiến du lịch trên địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thực hiện theo quy định tại Quyết định số 2151/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2013 - 2020.
c) Các hoạt động khuyến công trên địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2020.
d) Phát triển thương mại điện tử trên địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thực hiện theo quy định tại Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 - 2020.
đ) Về phát triển sản phẩm quốc gia trên địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thực hiện theo quy định tại Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020.
e) Hỗ trợ đăng ký bảo hộ, chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ đối với các hàng hóa đặc trưng, đặc sản, sản vật trên địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thực hiện theo Quyết định số 2204/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011 - 2015.
g) Về phân phối hàng Việt Nam trên địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thực hiện theo quy định tại Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giai đoạn 2014 - 2020.
h) Các hoạt động phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thực hiện kế hoạch phối hợp, lồng ghép giữa các Chương trình có chung mục tiêu theo quy định tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 08 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020.
i) Các hoạt động khác liên quan trực tiếp đến phát triển thương mại trên địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Nguồn kinh phí:
Tổng mức kinh phí thực hiện Chương trình cho giai đoạn 2015 - 2020 khoảng 466 (bốn trăm sáu mươi sáu) tỷ đồng để thực hiện các hoạt động. Trong đó:
a) Ngân sách trung ương khoảng 149,120 tỷ đồng, trong đó vốn sự nghiệp khoảng 44,736 tỷ đồng và vốn đầu tư phát triển khoảng 104,384 tỷ đồng.
b) Ngân sách địa phương khoảng 37,280 tỷ đồng.
c) Các nguồn vốn hỗ trợ hợp pháp khác: Nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của Chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các tổ chức liên Chính phủ hoặc liên quốc gia khoảng 279,600 tỷ đồng.
2. Nguyên tắc quản lý kinh phí:
a) Kinh phí thực hiện của Chương trình của Bộ Công Thương được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của Bộ Công Thương.
b) Kinh phí thực hiện Chương trình của các Bộ, ngành được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các Bộ, ngành.
c) Kinh phí thực hiện Chương trình của các địa phương được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các địa phương.
d) Việc quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp, kinh phí chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước và kinh phí huy động hợp pháp khác được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
1. Trách nhiệm của các Bộ, ngành:
a) Bộ Công Thương: Là cơ quan chủ trì, quản lý và điều hành Chương trình có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình, hoàn thiện khung pháp lý về phát triển thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
- Tổng hợp, phê duyệt, thực hiện và theo dõi việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình.
- Tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả triển khai thực hiện Chương trình định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu.
b) Trách nhiệm của Bộ Tài chính:
- Bố trí kinh phí hàng năm để thực hiện các nội dung hoạt động của Chương trình theo phân cấp và theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển hàng năm để thực hiện các dự án đầu tư thuộc nội dung Chương trình.
- Rà soát, đề xuất với Chính phủ sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đối với các dự án hạ tầng thương mại chủ yếu ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
- Phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.
d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và Bộ, ngành liên quan đề xuất Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách để phát triển các vùng nông, lâm, thủy sản có thế mạnh nhằm khuyến khích tiêu thụ sản phẩm cho khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
đ) Bộ Tài nguyên và Môi trường:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương rà soát quy hoạch sử dụng đất, khu vực biển, cân đối và phân bổ quỹ đất, khu vực biển phù hợp với quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
e) Trách nhiệm của Ủy ban Dân tộc:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và Bộ, ngành liên quan đề xuất Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
g) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Công Thương lồng ghép các dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác với các đề án thuộc Chương trình này để triển khai thực hiện.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn và huy động thêm các nguồn lực cho các dự án của Chương trình.
- Bố trí kinh phí để triển khai thực hiện các nội dung hoạt động của Chương trình thuộc trách nhiệm của địa phương.
- Thực hiện lồng ghép các nội dung hoạt động của Chương trình này với các chương trình, đề án khác trên địa bàn để huy động tối đa nguồn lực của địa phương nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình này.
- Tổng hợp, báo cáo Bộ Công Thương về tình hình triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu.
3. Trách nhiệm của các đơn vị có liên quan:
- Xây dựng, tổ chức thực hiện các đề án, dự án phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo theo các nội dung Chương trình tại Quyết định này.
- Phối hợp với Bộ Công Thương phổ biến, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các đối tượng thụ hưởng thực hiện các đề án, dự án của Chương trình.
|
THỦ TƯỚNG |
Quy định Nhà nước
Gần 9.000 doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu kiến nghị sửa quy định về tính giá …
ANTD.VN - Gần 9.000 doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu trên cả nước vừa có đơn kiến nghị khẩn …
Quy định mới về kinh doanh xăng
(Chinhphu.vn) - Bộ Công Thương vừa bổ sung một số quy định mới trong kinh doanh xăng dầu như quy …
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QCVN 10 : 2012/BCT VỀ AN TOÀN TRẠM CẤP KHÍ DẦU MỎ …
QCVN 10 : 2012/BCT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trạm cấp khí dầu …
TCVN 4090 : 1985 - ĐƯỜNG ỐNG CHÍNH DẪN VÀ SẢN PHẨM DẦU - TIÊU CHUẨN THIẾT
Chương trình xây dựng và phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và …
Chương trình xây dựng và phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo nhằm …
Tiêu chuẩn thiết kế cửa hàng xăng
Tiêu chuẩn này có thể áp dụng để thiết kế các trạm cấp xăng dầu trong phạm vi của cơ sở …
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA - VỀ XĂNG VÀ NHIÊN LIỆU
Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng liên quan đến an toàn, sức …
Nghị đinh về kinh doanh xăng
Nghị định này không áp dụng đối với thương nhân nhập khẩu, sản xuất và pha chế các loại …